Việt Nam như một nền kinh tế phi thị trường (NME) sẽ kết thúc vào năm 2018

 Năm 2014 là lần đầu tiên Việt Nam tiến hành một vụ điều tra bán phá giá đối với mặt hàng thép không gỉ nhập khẩu sau 7 năm gia nhập Tổ chức Thương Mại Thế giới (WTO). Đây có thể xem là tín hiệu tích cực khi doanh nghiệp trong nước và Chính phủ Việt Nam đã chủ động hơn trong việc sử dụng các công cụ phù hợp với khuôn khổ WTO để bảo vệ mình.

Trong thời gian tới viễn cảnh Việt Nam đối mặt với vụ việc liên quan đến các vấn đề bán phá giá hay trợ cấp không công bằng sẽ còn tăng lên đáng kể khi chuẩn bị gia nhập các hiệp định kinh tế thương mại lớn như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) EU - Việt Nam và đặc biệt là gia nhập Cộng đồng Kinh tế chung ASEAN (AEC) vào cuối năm nay.

Theo Ông  luật sư Nguyễn Văn Hải thuộc công ty luật quốc tế Mayer Brown , đánh giá  về mức độ hiểu biết các điều khoản của WTO và các hiệp định thương mại khác của doanh nghiệp Việt?

Mức độ quan tâm của doanh nghiệp trong nước đối với các FTA nhìn chung là thấp hơn so với các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á. Một cuộc khảo sát gần đây của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á cho thấy có tới 76% số doanh nghiệp Việt được khảo sát không tâm đến AEC vào năm 2015; 63% số doanh nghiệp này tin rằng AEC không tác động đến họ. Đây là mức thấp nhất trong khối ASEAN.

Nguyên nhân nào khiến doanh nghiệp thờ ơ với các điều khoản FTA?

Có cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Một mặt, doanh nghiệp trong nước có truyền thống không quan tâm nhiều đến các khía cạnh luật lệ khi kinh doanh. Văn hóa kinh doanh này đang và sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến họ khi tham gia FTA. Mặt khác, điều khoản của một số FTA như điều khoản về nguồn gốc xuất xứ là khá phức tạp, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Vì thế, phải nhìn nhận rằng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, lợi ích mà các FTA mang lại có thể không đủ bù đắp cho những khó khăn khi sử dụng chúng.

Số vụ tranh chấp bán phá giá và chống trợ cấp có liên quan đến Việt Nam tính đến nay là bao nhiêu? Trong đó, tỉ lệ thắng kiện thành công của doanh nghiệp Việt là như thế nào?

Tính đến nay, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã phải chịu hơn 50 hành động phòng vệ thương mại ở thị trường nước ngoài, trải dài trên nhiều lĩnh vực từ cá phi-lê đến sản phẩm thép hinh,thep tam. Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng đã tiến hành điều tra 2 trường hợp tự vệ và một vụ điều tra chống bán phá giá. Trong đó, Việt Nam đã thành công khi có đủ căn cứ để áp dụng chính sách thuế phòng vệ đối với sản phẩm dầu ăn vào năm 2012 và chính sách thuế chống bán phá giá đối với thép hinh thep tamcuộn cán nguội không gỉ vào năm 2014.

Dù số vụ điều tra mà Việt Nam chủ động tiến hành còn khiêm tốn so với số vụ mà nước ngoài thực hiện, nhưng tôi tin rằng Việt Nam bây giờ có năng lực hơn trong việc xử lý các tranh chấp thương mại liên quan đến hành vi bán phá giá và trợ cấp không đúng quy định.

Chi phí mà doanh nghiệp Việt Nam phải chịu khi tham gia các vụ tranh chấp này như thế nào?

Điều này phụ thuộc vào từng trường hợp và mức độ mà doanh nghiệp muốn tham gia trong các vụ tranh chấp. Nhìn chung, chi phí đưa ra tòa có thể tốn của doanh nghiệp hàng trăm ngàn USD. Nhưng nếu doanh nghiệp thắng kiện, cái lợi sẽ vượt xa chi phí bỏ ra. Lấy ví dụ, doanh nghiệp có giá trị xuất khẩu hằng năm sang Mỹ là 30 triệu USD, mức mà nhiều công ty Việt đã đạt đến. Nếu thua kiện và phải chịu thuế chống bán phá giá 5%, giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp sẽ giảm đi 1,5 triệu USD mỗi năm.