Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, sắt thép xuất sang Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm 2020 của Việt Nam tăng hơn 763% về lượng, hơn 585% về giá trị so với cùng kì trong nước.
Lý giải về việc xuất khẩu sắt thép cao bất thường sang thị trường vốn Việt Nam chủ yếu nhập về, ông Nghiêm Xuân Đa, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho rằng số lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam tăng cao thời gian qua chủ yếu là phôi thép.
Thực tế, 5 tháng qua, lượng sắt thép các loại xuất khẩu của Việt Nam đạt 3 triệu tấn, kim ngạch 1,66 tỷ USD, sản lượng xuất khẩu tăng gần 100.000 tấn, nhưng kim ngạch lại giảm khoảng 230 triệu USD.
Trong đó, sản lượng hàng xuất sang Trung Quốc đạt 570.000 tấn, kim ngạch đạt 233 triệu USD. Mức tăng lượng hàng xuất sang Trung Quốc đạt 540.000 tấn, kim ngạch tăng 199 triệu USD.
Giá sắt thép xuất khẩu bình quân của Việt Nam đi các nước trong 5 tháng của năm 2020 đạt 12,7 triệu đồng/tấn, giảm gần 2,8 triệu đồng/tấn so với cùng kỳ năm trước.
Riêng giá sắt thép các loại xuất sang Trung Quốc chỉ đạt 9,4 triệu đồng/tấn, thấp hơn gần 3,2 triệu đồng/tấn so với giá xuất khẩu chung cho các đối tác khác trên thế giới.
Theo ông Đa, hiện tượng xuất khẩu sắt thép sang Trung Quốc (cụ thể chủ yếu là phôi thép) là tín hiệu tốt cho ngành sản xuất thép Việt Nam. Trước đây, Việt Nam chủ yếu nhập phôi thép từ Trung Quốc để phục vụ cho các nhà máy cán thép trong nước, song hiện nay do công suất dư thừa các doanh nghiệp sẽ tăng cường xuất khẩu ra bên ngoài.
“Mục đích xuất khẩu có thể mở rộng thị trường, lấy ngoại tệ hoặc có thể giải phóng hàng tồn đọng trong nước. Xuất sang Trung Quốc cũng là điều bình thường và là bạn hàng bình thường trong các đối tác trên thế giới”, ông Đa nói.
Theo Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, mức giá xuất sang Trung Quốc rẻ hơn so với thị trường khác hoặc so với mức giá chung là do doanh nghiệp tự xây dựng đơn hàng. Mức giá này có khi thấp hơn giá bán trong nước nhưng xuất sang Trung Quốc để mở rộng thị trường thì họ cũng sẽ làm.
Theo tiết lộ của ông Đa, lượng phôi thép xuất sang Trung Quốc tăng mạnh có đóng góp lớn của Tập đoàn Hòa Phát. Trong khi đó, một doanh nghiệp thép FDI lớn nhất Việt Nam là Formosa (tại Hà Tĩnh) đã và đang tự chủ sản xuất từ phôi thép, thép thành phẩm trong nước. Doanh nghiệp này hiện bán 80% tại Việt Nam, còn lại xuất khẩu đi thế giới.
Cũng theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 5 tháng đầu năm 2020, Việt Nam nhập hơn 1,9 triệu tấn sắt thép thành phẩm các loại từ Trung Quốc, trị giá gần 1,2 tỷ USD, giảm gần 600 triệu tấn so với cùng kỳ năm 2019. Mức giá nhập sắt thép của Trung Quốc dao động từ 14,5 triệu đồng tấn, mức giảm khoảng 200.000 đồng/tấn so với cùng kỳ năm trước.
Nguồn:VSA
Các tin khác
- Phân tích sâu về tình hình thị trường thép HRC/CRC toàn cầu và tác động đến Việt Nam (19.08.2024)
- Phân tích chi tiết các chính sách về thép của các quốc gia ASEAN và Trung Quốc (19.08.2024)
- Giá thép cây xuất khẩu Thổ Nhĩ Kỳ: Ổn định trong bối cảnh thị trường trầm lắng (04.07.2024)
- Thị trường thép cuộn cán nóng (HRC/CRC): Xu hướng giảm tại Mỹ và Châu Âu, trong khi Châu Á ổn định hơn (04.07.2024)
- Giá thép dài, thép hình, thép cây: Xu hướng thị trường mới nhất (26.04.2024)